Chú thích Nguyễn_Phúc_Hồng_Bảo

  1. Lúc đầu (không rõ năm), Hồng Bảo được phong tước Kiến Phong công (theo Đại Nam Chính biên liệt truyện, Nhị tập, Q. 8, tờ 1a). Sau khi mất (1854), đến năm Thành Thái thứ 10 (1898), Hồng Bảo mới được truy tặng tước An Phong công (theo Richard Orband, sách đã dẫn).
  2. Ngọc phả của nhà Nguyễn ghi Nguyễn Phúc Hồng Bảo sinh năm 1911. Ở đây chắc có sự nhầm lẫn, vì khi ấy là cha ông là Thiệu Trị chỉ mới 4 tuổi thì làm sao có con được. Ở đây ghi theo nhà nghiên cứu Richard Orband trong bài "Lăng tẩm nhà Nguyễn" (Les tombeaux dé Nguyễn, B.E.F.E.O, tập 14, 1914): Hoàng tử Hường Bảo sinh ngày 19 tháng 4 năm 1925.
  3. Một số tài liệu ghi bà là cô ruột hoặc dì ruột của bà Nghi Thiên Chương hoàng hậu. Thông tin này cần tra cứu thêm.
  4. Theo Kiều Oánh Mậu, Nguyễn Khuê dẫn lại, tr.210.
  5. Quốc triều sử toát yếu, tr. 351.
  6. Dẫn lại theo Việt sử tân biên (quyển 5, tập thượng), tr. 16.
  7. Thư đăng trong Annales Propagation Foi tập 22, 1850. L. Cadière dẫn lại trong Bulletin des Amis du Vieux Hue, tr. 213.
  8. Như trong thư đề ngày 15 tháng 1 năm 1852, giáo sĩ Galy đã kể: Ông (Hồng Bảo) đã nhiều lần tiếp xúc với những người Công giáo ở kinh đô, hứa cho họ hoàn toàn tự do về tôn giáo và nhiều quyền lợi khác nếu họ có cách nào giúp ông lên ngôi vua... (đăng trong Annales Propagation Foi tập 25, 1853). Trái lại, Chesneaux viết: Hồng Bảo tìm cách khởi loạn với sự hậu thuẫn của những dân quê, đặc biệt là những dân quê Thiên Chúa giáo cùng với các giáo sĩ Tây Ban Nha mà ông giao thiệp được...(tr. 92). Năm 1848, Hồng Bảo cầm đầu một cuộc dấy loạn hậu thuẫn bởi các giáo sĩ (trong Contribution à l’ histoire de la nation Vietnamiennetr.142).
  9. 1 2 Dẫn lại theo Nguyễn Khuê, Tâm trạng Tương An quận vương, tr. 213- 214.
  10. Thư đăng trong Annales Propagation Foi tập 28, 1855.
  11. Còn có tên là tùng xẻo. Đây một trong những hình phạt tàn khốc thời phong kiến, giết phạm nhân bằng cách cắt chân tay, xẻo từng miếng thịt cho chết dần.
  12. Dẫn lại theo Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, tr. 594.
  13. Vì phạm tội, nên trong Đại Nam chính biên liệt truyện không có truyện Hồng Bảo. Thông tin về ông chỉ được chép rải rác, sơ sài, thiên lệch, thậm chí có khi mâu thuẫn nhau trong các bộ sử Nguyễn.
  14. Phạm Văn Sơn gọi là Loạn Chày Vôi, là Cuộc đảo chánh (Việt sử tân biên quyển 5, tập thượng, Sài Gòn, 1962); Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, gọi là Sự phản nghịch ở kinh thành, Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam gọi là cuộc biến động, là cuộc khởi nghĩa 16 tháng 9 năm 1866 v.v... Xem thêm bài Đoàn Hữu Trưng
  15. Dẫn theo Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế (sách đã dẫn, tr. 594) và Nguyễn Khuê (sách đã dẫn, tr. 215).
  16. Sách Tương An quận vương, Hoài Ngâm cổ, Bửu Cầm chú thích, tr.12.
  17. Nguyễn Quang, Giặc Chày vôi của Đoàn Trưng mưu toan truất phế vua Tự Đức thế nào? (Tạp chí Phổ thông số 32, ngày 15 tháng 4 năm 1960, tr. 41) và Minh oan Hồng Bảo và Đoàn Trưng (Tạp chí Phổ thông [bộ mới] số 41, ngày 1 tháng 9 năm 1960, tr. 50).
  18. Bức thư của giáo sĩ Galy đăng trong Annales Propagation Foi tập 25, 1853.
  19. Phạm Khắc Hòe (1902-1995), nguyên là Đổng lý Ngự tiền văn phòng triều Bảo Đại, tương đồng với ý kiến của Đỗ Bang, ông viết: Thiệu Trị nhắm mắt, quyền thần Trương Đăng Quế đã gạt Hồng Bảo đi và đưa Tự Đức lên làm vua...(Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1986, tr. 65).
  20. Tương An quận vương (1820 - 1854) tên Nguyễn Phúc Miên Bửu, là con thứ mười hai của vua Minh Mạng. Ông là người văn võ kiêm toàn nên được cử làm giáo đạo dạy hai người cháu ruột là Hồng Bảo (vai chú nhưng chỉ lớn hơn Hồng Bảo có 5 tuổi) và Hồng Nhậm, nhưng ông tương đắc với Hồng Bảo hơn. Năm 1847 Hồng Nhậm được truyền ngôi tức vua Tự Đức, còn Hồng Bảo âm mưu giành lại ngai vàng của em bị xử tội chết năm 1854. Vua Tự Đức nghi ngờ Miên Bửu có nhúng tay vào vụ đảo chánh này song không có bằng chứng buộc tội. Bị theo dõi và vì thương xót cho số phận Hồng Bảo, ông buồn rầu đóng cửa, tự giam mình trong phủ riêng, lấy thơ rượu làm khuây. Ông chết năm 34 tuổi, sau một cơn bệnh nặng (theo Từ điển văn học, bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1166).
  21. Truyện Đoàn Hữu Trưng in trong sách Danh nhân Bình Trị Thiên. Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1986, tr. 133.
  22. Ba chữ Kiến Phong Công bị xóa.
  23. Vì Hồng Bảo bị tội, nên phải để "hoàng nhị tử" thay vì "hoàng trưởng tử". Giải thích của Nguyễn Khuê.
  24. Nguyễn Hàm Ninh (1808 - 1867) là một danh sĩ nhà Nguyễn.Tuy nhiên, theo học giả Trương Vĩnh Ký trong quyển Chuyện đời xưa, thì tác giả bài thơ này là Nguyễn Đăng Hành, con của Nguyễn Đăng Giai. Thêm một bản dịch khác trong Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn của Phạm Khắc Hòe:Ta đẻ từ khi chú chưa sinhChú sinh sau, ta được làm anhNgọt bùi chẳng nghĩ cùng nhau hưởng,Cốt nhục mà sao nỡ dứt tình?